Phương pháp dùng kính áp tròng đêm chỉnh hình giác mạc ngày càng trở nên phổ biến, hiện tại đã trở thành lựa chọn tối ưu nhất cho trẻ bị cận, viễn, loạn, nhược thị trong giai đoạn phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây với kính của hãng Fargo (Mỹ) giúp mở rộng dải điều trị đến cận 10D, viễn 5D, loạn 4D, kính điều trị lão thị, kính điều trị giác mạc chóp Scleral… Kính Fargo Ortho K có thể chỉ định điều trị cho đa số bệnh nhân. Tuy nhiên với một số chỉ định tối ưu sau đây thì mắt sẽ đáp ứng nhanh, ổn định lâu dài, độ cận không tăng hoặc ít tăng số, giúp mắt hết nhược thị…
- Tật khúc xạ 1 mắt: Khi trẻ cận/viễn/loạn thị một mắt, mắt bình thường sẽ làm việc thay thế, mắt bị tật khúc xạ thường bị nhược thị do không được làm việc, độ cận thường tăng nhanh hơn, độ viễn không giảm. Tuy nhiên, khi đeo kính áp tròng chỉnh hình giác mạc, hình ảnh sẽ không bị thay đổi so với mắt bình thường nên nhược thị sẽ được phục hồi nhanh và hoàn toàn.
- Cận thị mức độ trung bình: từ 3D-4D là độ cận phù hợp nhất để dùng kính áp tròng đêm, mắt sẽ thường điều chỉnh nhanh và thị lực ổn định lâu dài, 1 số trường hợp sau 2 – 3 này mới cần đeo kính 1 lần.
- Cận thị bẩm sinh: Cận thị xuất hiện sớm và nặng ngay từ đầu, thường tăng số nhanh và liên tục cả đời. Kính áp tròng đêm chỉnh hình giác mạc là phương pháp tối ưu và duy nhất cho trường hợp này.
- Cận thị khởi phát sớm: Khi trẻ sinh ra tất cả đều bị viễn thị, càng lớn lên mắt càng to ra viễn thị càng giảm đi, thường về bình thường khi trẻ 7 – 8 tuổi, sau đó có xu hướng cận thị. Nếu trẻ bị cận thị sớm (trước 6 tuổi), thường sẽ bị tăng số nhiều.
- Nhược thị: đeo kính áp tròng đêm là phương pháp tập nhược thị tối ưu nhất