Những câu hỏi thường gặp về tật khúc xạ

Hiện nay, tật khúc xạ được xem như căn bệnh của thời đại. Thật dễ dàng để bắt gặp 1 cô, cậu học trò đang đeo cặp kính dày cộp trên gương mặt còn non nớt của mình. Hay thỉnh thoảng ta phải thốt lên rằng: sao em bé thế đã phải đeo kính.

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: Tật khúc xạ là gì? Tại sao mình đã bảo vệ mắt cho con rất kĩ càng nhưng con vẫn bị cận thị?

Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay của chúng tôi. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho bố mẹ trong chặng đường bảo vệ mắt sáng cho con yêu của mình.

  1. Tật khúc xạ là gì?

Mắt bình thường ánh sáng sẽ được khúc xạ để ảnh hội tụ ở võng mạc, những bất thường về cấu trúc nhãn cầu làm ánh sáng không hội tụ trên võng mạc gọi là tật khúc xạ.tat-khuc-xa

Tật khúc xạ bao gồm các thể:

  • Cận thị: ảnh hội tụ trước võng mạc (BN chỉ nhìn rõ khi nhìn gần)
  • Viễn thị: ảnh hội tụ sau võng mạc (BN nhìn mờ cả xa và gần, nhìn gần mờ nhiều hơn)
  • Loạn thị: ảnh không tạo thành 1 điểm trên võng mạc gây nhòe hình cả xa-gần
  1. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ

Hiện vẫn chưa xác đinh được nguyên nhân gây tật KX, nhưng có 1 số yếu tố ảnh hưởng đến tật cận thị như sau:

  • Thời gian nhìn gần lớn hớn 8h/ngày
  • Khi nhìn xa trên 5m, mắt không cần điều tiết vẫn nhìn rõ. Càng nhìn vật ở gần thì mắt càng phải điều tiết …

Thời gian và khoảng cách càng gần thì càng dễ phát sinh cũng như tiến triển cận thị

  • Bẩm sinh, di truyền: là những tật khúc xạ cao:cận thị > -6D, viễn thị > +6D, loạn thị > 3D. Xuất hiện sớm, nặng ngay từ đầu và cận thị bẩm sinh tiến triển ngày càng tăng.
  1. Cách phát hiện tật khúc xạ
  • Để phát hiện tật khúc xạ, cần khám cho trẻ sớm. HIện tại thường có thể đo khúc xạ cho cháu từ ≥ 3 tuổi
  • Các dấu hiệu thường gặp:
  • Nhìn mờ: xem ti vi gần, ngồi học nhìn sát
  • Nheo mắt: thường do cận thị
  • Mỏi mắt, nhức mắt, nháy mắt: thường do viễn thị
  • Nghiêng đầu, ngửa cằm, gườm mắt: thường do loạn thị
  • Lác mắt: cận thị thường gây lác ngoài, viễn thị thường gây lác trong
  1. Bao giờ cần đeo kính?

Tùy thuốc vào loại và mức độ của tật khúc xạ mà bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm đeo kính phù hợp

  • Cận thị: theo nguyên tắc, BN cần đeo kính khi nhìn mờ
  • Cận thị < -1D có thể không cần đeo
  • Cận thị 1-3D có thể chỉ đeo kính khi nhìn xa
  • Cận thị > 3D nên đeo kính liên tục
  • Viện thị, loạn thị: gây nhìn mờ cả xa-gần và có thể gây nhược thị nên cần đeo kính sớm hơn và đeo thường xuyên. Đặc biệt khi các BN có độ viễn thị > 3 và loạn thị > 2D
  1. Nhược thị là gì?

Là tình trạng mắt không bệnh lí mà thị lực không đạt tối đa khi đã đeo kính đủ số. thường do:

– Tật khúc xạ cao như viễn thị >6.00, loạn thị>3.00, cận thị  >6.00

– Lệch khúc xạ: 2 mắt cận thị chênh nhau 3.00, viễn thị chênh 2.00, loạn thị chênh quá 1.00 thì thường gặp nhược thị ở mắt tật khúc xạ cao

– Lác mắt

– Đục thủy tinh thể bẩm sinh

à Điều trị nhược thị: Điều trị càng sớm càng tốt đặc biệt ở BN nhược thị 1 mắt, Nhược thị thường khỏi nhanh ở trẻ trước 7 tuổi, sau 12 tuổi gần như không còn khả năng phục hồi.

  • Đeo kính liên tục, đủ số
  • Tập mắt:
  • Bịt mắt không nhược thị để mắt bên kia bắt buộc làm việc
  • Tập bằng máy
  1. Tiến triển của tật khúc xạ
  • Cận thị: mắt to ra theo sự phát triển của thể chất làm cho cận thị càng ngày càng tăng đến khi hết sự phát triển thế chất (trẻ không còn phát triển chiều cao nữa)

Khi độ cận tăng ≥ 1D/năm, có nghĩa cận thị đang tiến triển nhanh nên cần cho con sử dụng biện pháp hạn chế tăng số.

Cận thị bẩm sinh (cận thị nặng từ nhỏ) có thể tăng độ cận suốt đời cần kiểm ta đáy mắt phòng biến chứng bong võng mạc.

  • Viễn thị: thường đứa trẻ nào sinh ra cũng bị viễn thị nhẹ và giảm dần theo thời gian. Trung bình khoảng 6 tuổi sẽ hết viễn. Nếu cháu bị viễn thị cao thì độ viễn sẽ giảm xuống
  • Loạn thị: là tình trạng mắt không đều (hình elip). Khi cơ thể phát triển, giác mạc cũng phát triển tịnh tiến cả trục ngắn và trục dài vì vậy độ loạn thị thường không thay đổi
  1. Làm thế nào để giảm độ cận
  • Hiện tại không có phương pháp nào giảm độ cận, chỉ có thể làm cho độ cận đó tăng số
  • Giảm thời gian nhìn gần, ngồi học đúng tư thể, ánh sáng đủ
  • Dùng thuốc tăng khả năng điều tiết, chống mỏi mắt
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  1. Tập mắt có thể giám cận thị được không?
  • Hiện chưa có phương pháp tập mắt nào có thể giảm hoặc hết số cận thị
  • Tập mắt chỉ có thể làm tăng khả năng làm việc của mắt

Ví dụ: Trẻ cận – 1D Thị lực xa trung bình 3/10 khi tập mắt có thể tăng lên 5/10, tuy nhiên để đạt 10/10 vẫn cần kính -1D

  1. Các phương pháp điều trị cận thị:
  • Dùng kính
  • Dùng thuốc
  • Dùng kính áp tròng đêm Ortho-K: đây là lựa chọn mới có thể áp dụng cho các cháu từ 7 tuổi, tối ưu cho cháu cận thị tiến triển. Kính đeo ban đêm để đè dẹt giác mạc, ban ngày hết cận không cần đeo kính gọng vẫn nhìn rõ bình thường và độ cận sẽ gấn như được duy trì, không tăng theo thời gian.
  • Laser: là phương pháp làm mỏng giác mạc

Tuy nhiên: phương pháp Laser chỉ tối ưu cho bệnh nhân cận thị, loạn thị, hạn chế hơn ở bệnh nhân viễn thị.

  • Phương pháp đặt kính nội nhãn nôi nhãn (Phakic): đặt kính nội nhãn trước TTT bệnh nhân, áp dụng cho tật khúc xạ cao.

Tuy nhiên: Phương pháp này cần chi phí lớn và có thể gặp 1 số biến chứng sau phẫu thuật.

  • Phaco IOL: thay thủy tinh thể BN bằng kính nội nhãn (IOL) số thấp để khử cận. Nếu dùng IOL đơn tiêu cự có thể BN chỉ nhìn được xa, nhìn gấn phải đeo kính. Nếu dùng IOL đa tiêu có thể nhìn được cả xa-gần nhưng kinh phí lớn, có thể lóa mắt, độ cận có thể tái phát. Nên dùng khi bệnh nhân cận cao và bắt đầu lão thị (trên 40 tuổi).

Vậy, để con yêu có đôi mắt sáng khỏe, bố mẹ nên theo dõi và đưa con đi khám sớm để can thiệp các tật khúc xạ mà con có nguy cơ mắc phải.

Chúc các bố mẹ thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *